Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại 4 tỉnh ĐBSCL (2012-02-09 16:31:27)

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhphu.vn), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL đến năm 2020 với 6 khu xử lý chất thải rắn (CTR) ở 4 địa phương: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau.

15216kiengiang_tindiaphuongimg1286931692

Tái chế CTR thành phân bón (ảnh: Internet).

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhphu.vn), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL đến năm 2020 với 6 khu xử lý chất thải rắn (CTR) ở 4 địa phương: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Trong số đó, có 1 khu xử lý CTR vùng liên tỉnh để xử lý CTR nguy hại. Khu này có quy mô khoảng 20 ha, đặt kế bên khu xử lý CTR của tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, quy hoạch 5 khu xử lý CTR vùng, tỉnh để xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông thường gồm: 1- Khu xử lý CTR huyện Châu Thành, tỉnh An Giang; 2- Khu xử lý CTR huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang; 3- Khu xử CTR quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ; 4- Khu xử CTR tại khu vực huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ; 5- Khu xử lý CTR đặt tại khu vực phía Bắc cách thành phố Cà Mau khoảng 20 - 30 km.

Mục tiêu của quy hoạch là đảm bảo đến các năm 2015, 2020 lần lượt có 90% và 100% CTR tại các đô thị, khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL được thu gom, xử lý. Theo dự báo đến năm 2015, tổng khối lượng CTR phát sinh tại các tỉnh này khoảng 4.600 tấn/ngày, và con số này sẽ tăng lên 7.550 tấn/ngày vào năm 2020.

Với số lượng CTR lớn như trên, quan điểm đặt ra là sử dụng công nghệ xử lý chất thải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Trong đó, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng CTR, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất. Đối với CTR sinh hoạt, tùy điều kiện cụ thể mà các địa phương có thể áp dụng các công nghệ như chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến phân compost, tái chế hoặc đốt. Đối với CTR công nghiệp và y tế, cần tập trung kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau như các công nghệ phụ trợ xử lý CTR công nghiệp nguy hại (phân loại và xử lý cơ học, xử lý hóa - lý), công nghệ khử khuẩn xử lý CTR y tế bị nhiễm khuẩn,...

Quy hoạch xử lý CTR vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL đến năm 2020 được phân kì thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 2010 - 2015 sẽ tiến hành rà soát, xây dựng lộ trình đóng cửa các bãi rác hiện hữu không đảm bảo về mặt môi trường theo quy trình; lập dự án thu gom, phân loại CTR tại nguồn... Giai đoạn 2 từ 2015 - 2020 tập trung đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR cấp tỉnh và liên tỉnh trong vùng./.

P/v<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />