Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (2012-02-09 16:31:46)

An toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, người sản xuất chế biến, người quản lý và các cấp chính quyền. An toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang.

19832kiengiang_tindiaphuongimg1326186138

An toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, người sản xuất chế biến, người quản lý và các cấp chính quyền. An toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị, đã chỉ rõ: sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng cao tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi,… cần thiết phải phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có giải pháp triển khai mạnh mẽ các biện pháp đồng bộ kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện với nhiều biện pháp tích cực, đã đạt được kết quả đáng kể. Sở Y tế đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2007 về kế hoạch hành động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2015. Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn được thành lập từ năm 2006, và được kiện toàn bổ xung phù hợp với từng giai đoạn. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14.226 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, phần lớn là quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình; có 14.226 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đã cấp được 1.753 giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, đạt 12,32 %. Trong 5 năm qua, các vụ ngộ độc lớn đã giảm dần theo từng năm hoạt động giám sát, cụ thể: tổng số người mắc năm 2006: là 184; năm 2007: 123; năm 2008: 328; năm 2009: 423;  năm 2010 là 106.

Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh đã tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành nhân "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo chủ đề hàng năm", đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Thìn, nhằm chấn chỉnh những cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về chất lượng VSATTP. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng, bằng hình ảnh trực quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng... Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua triển khai các hoạt động, nhận thức của người tiêu dùng và chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về việc bảo đảm VSATTP đã được nâng lên, việc chấp hành các quy định về VSATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã tốt hơn.

Chương trình bảo đảm VSATTP tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-2010 có nhiều thành công và đạt được những thành tích đáng kể. Số cơ sở vi phạm VSATTP; trật tự dịch vụ thức ăn đường phố lập lại, tạo mỹ quan đô thị và an tâm cho khách tham quan du lịch; số cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ đảm bảo chất lượng VSATTP ngày một tăng. Góp phần bảo đảm VSATTP góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người dân và thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự đồng tình của các ngành, các cấp và người dân trong công tác VSATTP, giúp phát hiện nhanh các sai phạm, xử lý kịp thời giúp bảo vệ người tiêu dùng, người sản xuất chân chính và nghiêm trị các hành vi không bảo đảm VSATTP./.

Quốc Tuấn

10 nguyên tắc vàng về ATVSTP do Tổ chức Y tế thế giới (WHO): <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu:  Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

4.  Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.

6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.